Ưu điểm và nhược điểm của Tự động hóa công nghiệp

uu- diem-va-nhuoc-diem-cua-tu-dong-hoa-cong-nghiep

Ưu điểm và nhược điểm của tự động hóa là mối quan tâm lớn nhất của mỗi doanh nghiệp khi nghiên cứu, ứng dụng giải pháp công nghệ mới để cải thiện và nâng cấp nhà máy.

Giải pháp Tự động hóa đã và đang ngày càng trở nên phổ biến bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Những ưu điểm cơ bản của Tự động hóa có thể kể đến như nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí trong sản xuất và thu thập dữ liệu chính xác. Tuy nhiên ở mỗi giải pháp trong sản xuất đều tồn tại cả ưu điểm lẫn hạn chế.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập cả ưu điểm và nhược điểm của tự động hóa công nghiệp.

Ưu điểm của Giải pháp Tự động hóa

Ưu điểm và nhược điểm của tự động hóa
Hình 1. Giải pháp Tự động hóa khâu đóng gói của Hưng Khang

Giải pháp Tự động hóa sản xuất hiện nay không chỉ đơn thuần cơ giới hóa mà là sự ứng dụng và kết hợp các yếu tố máy móc, robot được lập trình và điều khiển tự động từ giám sát đến thực hiện thao tác thay thế bàn tay con người. Giải pháp này có những ưu điểm chính:

1. Nâng cao năng suất

Việc máy móc có thể làm việc liên tục không ngừng với tốc độ cao giúp tăng cao sản lượng cho dây chuyền, rút ngắn thời gian xử lý công việc. Tốc độ của hệ thống máy nhanh hơn lao động thủ công do đó khả năng tạo ra sản lượng cao hơn có thể tới 140%, nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy.

2. Vận hành chính xác, linh hoạt

Hệ thống máy, robot được lập trình linh hoạt theo yêu cầu riêng biệt của từng hệ thống sản xuất, chúng vận hành theo chu trình nhất định, do vậy đảm bảo tính chính xác cho khâu sản xuất và sự đồng đều của sản phẩm.

3. Giảm chi phí sản xuất

Không chỉ giảm được rất nhiều chi phí cho nhân công và hệ thống quản lý nhân sự rườm rà, Tự động hóa công nghiệp còn giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hao tốn nguyên liệu, nhiên liệu, chi phí khắc phục, sửa chữa do sai lỗi thủ công.

Các hệ thống kiểm tra, giám sát được lắp đặt trên dây chuyền sản xuất bằng các cảm biến, camera vision có thể tự động kiểm tra lỗi và chất lượng sản phẩm có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không, giúp nhanh chóng phát hiện, loại bỏ lỗi.

camera-uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-tu-dong-hoa
Hình 2. Hệ thống camera kiểm tra chất lượng sản phẩm tự động

4. Khả năng thu thập dữ liệu chính xác

Công nghệ IoT (Internet of Things) được  áp dụng vào hệ thống, chúng thu thập dữ liệu sản xuất trên thời gian thực, đưa ra dữ liệu phản hồi và dự đoán giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin tiến độ sản xuất cũng như có chiến lược cụ thể trong phát triển và nâng cấp nhà máy.

5. Khả năng hoàn vốn đầu tư nhanh chóng

Việc nâng cao sản lượng và chất lượng của sản phẩm, tăng cao hiệu suất giúp cho doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp cho doanh nghiệp có khả năng nâng cao doanh thu, tối ưu lợi nhuận và nhanh chóng hoàn vốn đầu tư.

Nhược điểm của Giải pháp Tự động hóa

Giải pháp Tự động hóa mang nhiều lợi ích và ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm mà các doanh nghiệp cần phải xem xét:

Chi phí đầu tư ban đầu cao

Hệ thống máy móc công nghệ mới cùng các chương trình, phần mềm được lập trình bởi đội ngũ kỹ sư Tự động hóa chuyên môn cao thường có giá rất cao. Tuy nhiên khi doanh nghiệp có khả năng đầu tư cũng sẽ nhanh chóng thu lại lợi ích từ việc giảm được nhiều chi phí nhân công và các chi phí hao tốn khác.

Máy móc công nghệ tiên tiến do vậy việc bảo trì cũng khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên trình độ cao.

Thay đổi cơ cấu lao động

Việc máy móc thay thế lao động thủ công khiến giảm bớt công nhân sản xuất, đồng thời yêu cầu nhân sự có trình độ cao hơn để điều khiển được hệ thống máy, robot. Tuy nhiên đây cũng không hẳn là mặt tiêu cực, bởi nhân sự trong doanh nghiệp có thể được đào tạo và chuyển sang làm việc ở những lĩnh vực khác với các nhiệm vụ thú vị hơn, bớt nặng nhọc và đơn điệu hơn.

Trên đây là một vài ưu điểm và nhược điểm của tự động hóa. Các doanh nghiệp đang cần tìm nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất cần phân tích  khả năng đem lại lợi tức đầu tư, sự phù hợp hay không phù hợp đối với hệ thống sản xuất của mình. Doanh nghiệp cần xác định và xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh của giải pháp tự động hóa, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn để không bỏ lỡ những lợi thế đáng kể.

Hưng Khang hi vọng bài viết này đã cung cấp được phần nào thông tin giúp bạn cân nhắc ứng dụng giải pháp tự động hóa trong hệ thống sản xuất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hay yêu cầu tư vấn giải pháp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0937 179 968 (mr. Trâm), email: tram.le@hungkhangautomation.com.vn

Tham khảo các giải pháp công nghệ của chúng tôi tại: https://hungkhangtech.vn/giai-phap-cong-nghe/

Giải pháp công nghệ Tự động hóa & Tích hợp hệ thống: https://hungkhangtech.vn/giai-phap-cong-nghe/tu-dong-hoa-va-tich-hop-he-thong/

 

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907 006 068
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon